K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2017

Đáp án A

Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới nguyên nhân do: khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới ấm áp); sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của vùng nên tập trung nhiều lao động, mặt khác đây cũng là nơi có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

=> Nhận xét B, C, D => Loại đáp án B,,C, D

- Nam Á và Đông Nam Á tập trung các nước đang phát triển, đây không phải là nguyên nhân chính tạo sức đông đảo dân cư. Do vậy nhận xét vùng có dân cư đông chủ yếu do nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều trung tâm kinh tế lớn là không đúng

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Đặc điểm kinh tế khu vực Tây Nam Á:

+ Quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP tăng liên tục, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.

+ Quy mô GDP giữa các quốc gia trong khu vực có sự khác biệt rất lớn chủ yếu do phân bố tài nguyên dầu mỏ, chính sách phát triển, sự tác động của các cường quốc.

 

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chủ yếu là ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10%

- Sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á:

+ Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.

+ Một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí, chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển.

+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,…

24 tháng 3 2022

B

24 tháng 3 2022

B

27 tháng 1 2017

Khu vực Đông Nam Á có khí hậu thời tiết diễn biến thất thường, thường xuyên xảy ra các thiên tai như bão, lũ, hạn hán, nhiều nơi có động đất sóng thần (Phi-lip-pin) ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

25 tháng 7 2018

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải.

+ Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều loại khoáng sản; vùng thềm lục địa giàu dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.

+ Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn.

- Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt..

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Tác động từ vị trí địa lí:

+ Nhật Bản nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế. Có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.

+ Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

- Tác động từ đặc điểm dân cư – xã hội:

+ Số dân đông tạo cho Nhật Bản một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh. Tuy nhiên dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động, tạo ra sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật Bản.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao, dân cư tập trung mật độ cao ở các vùng đô thị nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm,…

+ Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch.

+ Người dân Nhật Bản chăm chỉ, ý chí vươn lên đã giúp quốc gia này khắc phục được những khó khăn về điều kiện tự nhiên và cho phép Nhật Bản duy trì sự thịnh vượng của mình.

+ Chú trọng đầu tư cho giáo dục, đề cao thái độ và giá trị đạo đức tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.

11 tháng 1 2017

* Thuận lợi:

   - Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. (0,5 điểm)

   - Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. (0,5 điểm)

   - Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. (0,5 điểm)

   * Khó khăn:

   - Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần… (0,5 điểm)

   - Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt… (0,5 điểm)

10 tháng 1 2017

* Thuận lợi:

    - Điều kiện tự nhiên: chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm.

    - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của cong người: địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không gian thuận lợi cho cuộc sống con người thời cổ. Vì vậy, từ rất xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

* Khó khăn:

    - Đây là khu vực phân tán do nhiều đảo, bán đảo nhỏ, kinh tế không đồng đều.

    - Do địa bàn phân tán bởi nhiều đảo, bán đảo nhỏ nên mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á còn khó khăn dễ gây ra xung đột và chiến tranh.

Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân khiến vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh về kinh tế?A. Do là trung tâm kinh tế phía Nam B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năngC. Trung tâm các nước Đông Nam Á D. Do có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.Câu 2: Quy mô công nghiệp theo thứ tự thấp dần ở vùng Đông Nam Bộ là:A. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tây Ninh.B. HCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Tây Ninh.C. HCM, Thủ Dầu Một, Biên...
Đọc tiếp

Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân khiến vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh về kinh tế?

A. Do là trung tâm kinh tế phía Nam B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng

C. Trung tâm các nước Đông Nam Á D. Do có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.

Câu 2: Quy mô công nghiệp theo thứ tự thấp dần ở vùng Đông Nam Bộ là:

A. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tây Ninh.

B. HCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Tây Ninh.

C. HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, Tây Ninh.

D. HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Vũng Tàu.

Câu 3: Nhà máy thủy điện Trị An nằm trên dòng sông nào?

A. Sông Sài Gòn B. sông Bé C. sông Đồng Nai D. sông Vàm Cỏ

Câu 4: Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh, thành phố nào?

A. Hồ Chí Minh. B. Đồng Nai C. Bình Phước. D. Tây Ninh

Câu 5: Khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Hoa Lư. B. Xa Mát. C. Đồng Tháp. D. Mộc Bài.

Câu 6: Trong bảng số liệu: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%), em hãy cho biết trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành:

A. Nông, lâm, ngư nghiệp B. Dịch vụ

C. Công nghiệp xây dựng D. Khai thác dầu khí

Câu 7: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:

A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ. B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.

C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí. D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Câu 8: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:

A. Điều B. Cà phê C. Cao su D. Hồ tiêu

Câu 9: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:

A. Thủy lợi B. Phân bón

C. Bảo vệ rừng đầu nguồn D. Phòng chống sâu bệnh

Câu 10: Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm:

A. 30 % B. 45 % C. 90 % D. 100 %

* Phần tự luận:

Câu 1: Vì sao nói Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm lớn của cả nước?

Câu 2: Cho bảng số liệu sau

Cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2002, %)

Tổng số           Nông nghiệp          Công nghiệp            Dịch vụ

                              1,7                        46,7                        51,6

Em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và rút ra nhận xét.

0
9 tháng 12 2019

- Thuận lợi

     + Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

     + Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.

     + Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.

     + Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

- Khó khăn

     + Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.

     + Không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.

     + Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào nên các nước Đông Nam Á dễ dàng trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn khác.